Cổ phong

Cổ phong hay cổ thi, cổ thể, cổ thể thi (chữ Hán: 古体诗) trước kia là chỉ một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Về sau trở thành tên gọi chung tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn mà không theo luật, gồm ngũ ngôn cổ thi, thất ngôn cổ thi, tam ngôn thi, tứ ngôn thi, lục ngôn thi..., không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật.Thơ Cổ Phong có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.Cổ phong (chữ Hán: 古風) hiện nay được dùng nhiều với ý nghĩa là những nét đẹp tinh hoa thời xưa, được người đời sau chú trọng, ưu tiên lưu giữ và phát triển. Chữ cổ (古) mang nghĩa là cổ xưa, xưa cũ, còn chữ phong (風) nghĩa là phong tục, nhưng ngoài ra còn thể hiểu là cơn gió,... Như vậy, cổ phong mang nghĩa là những phong tục, những nét đẹp xưa. Thuật ngữ này vốn người Việt xưa chỉ dùng trong thi ca, nhưng ngày nay được người Việt Nam sáng tạo để chuyên chỉ những nét văn hóa đượm hồn dân tộc, mang tính chất chuẩn sát với sử liệu, với truyền thống